Welcome to My Blog

Pages

Hiển thị các bài đăng có nhãn Đất Nền. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đất Nền. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 9 tháng 1, 2019

Trong năm 2019 đất nền nhà phố đất nền sẽ có những chuyển biến lớn


Sự kết nối giao thông xuyên suốt những năm qua và chính sách Vùng Tp.HCM mới đây khiến 3 thị trường Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai và Long An xích lại gần Tp.HCM hơn. Hấp lực đầu tư vào bất động sản của 3 khu vực này ngày càng mạnh mẽ, thu hút không chỉ các doanh nghiệp địa ốc mà cả với các nhà đầu tư nhỏ lẻ.




Thực tế, trong tâm điểm sốt đất 2017-2018, Đồng Nai, Long An và Bà Rịa - Vũng Tàu là ba địa phương ghi nhận biến động giá đất mạnh. Cụ thể, Biên Hòa, Long Thành, Nhơn Trạch có mức tăng giá đất từ 20-50%; Bến Lức, Đức Hòa, Cần Giuộc tăng 30-60%; khu vực trung tâm Bà Rịa, Tân Thành, Long Hải, Xuyên Mộc tăng 20-50%, với mức giá tăng cao nhất nằm tại TP. Bà Rịa.
Tại Long An, nhiều chủ đầu tư bắt đầu công cuộc triển khai dự án mới, như SeaHoldings công bố phát triển một dự án Lago Centro 13ha tại huyện Bến Lức; Công ty BĐS Danh Khôi (DKR) cũng công bố dự án Long Hậu Riverside với quy mô hơn 20 ha. Tập đoàn Tân Tạo phát triển dự án khu đô thị Everde City. Mới đây, UBND tỉnh Long An đã chấp thuận đầu tư dự án KDC Tấn Phát trên địa bàn huyện Cần Giuộc có diện tích xây dựng gần 10 ha. Tổng công ty Becamex - IDC, Tập đoàn Him Lam, Công ty bất động sản Nam Long, tập đoàn Vạn Thịnh Phát đều có kế hoạch đầu tư hàng loạt đại dự án lớn. Đến nay, tỉnh Long An có 1.547 dự án đầu tư trong nước được cấp giấy chứng nhận đầu tư với số vốn đăng ký 179.558 tỉ đồng.

Thị trường Đồng Nai đang triển khai thực hiện 36 dự án khu đô thị với tổng diện tích trên 5,2 ngàn hécta. Tiêu biểu như Hưng Thịnh Group triển khai dự án bất động sản liền thổ tại Long Thành - Đồng Nai. Keppel Land triển khai tiếp dự án mới khu đô thị thông minh vào năm 2019. Các tập đoàn Aeon (Nhật Bản), Auchan (Pháp) cũng đã lên kế hoạch xây dựng trung tâm thương mại tại TP. Biên Hòa. Bên cạnh các doanh nghiệp ngoại, các nhà phát triển bất động sản hàng đầu trong nước như Vingroup, Novaland, VinaCapital, Vạn Thịnh Phát, Hưng Thịnh, Đất Xanh, Kim Oanh… đang phát triển dự án tại đây hứa hẹn một năm 2019 giao dịch sôi động.
Bên cạnh các thị trường vệ tinh của Tp.HCM, Bình Phước, Phan Thiết, Cần Thơ cũng được nhận định là thị trường giàu tiềm năng. Ngay sau khi có quyết định lên thành phố, Đồng Xoài liên tục chào đón nhiều đại gia lớn đổ bộ. Bên cạnh các dự án quy mô vừa và nhỏ, thị trường vừa đón loạt dự án mới như Cát Tường Phú Hưng với quy mô lên đến 92,7ha do Tập đoàn Địa ốc Cát Tường làm chủ đầu tư, dự án KĐT Mỹ Phú, KĐT Hoàng Cát Center…

Nguồn : Phương Uyên

Thứ Năm, 27 tháng 12, 2018

Thị trường bất động sản cuối năm khu phía nam tp.hcm được nhà đầu tư tìm kiếm


Nhà đầu tư "săn" đất khu Nam Sài Gòn
Vào giai đoạn cuối năm, khi dòng tiền của người dân tăng lên, trong khi nguồn cung mới xuất hiện không nhiều, lợi thế vì thế đang thuộc về các dự án mới bung hàng ở thời điểm này.
Theo ghi nhận, tại khu vực Nguyễn Hữu Thọ - Nguyễn Văn Tạo; tuyến Lê Văn Lương nối dài; Huỳnh Tấn Phát, Đào Sư Tích, Lê Thị Kỉnh, Nguyễn Văn Ràng… hoạt động mua bán BĐS rục rịch giai đoạn cuối năm. Nhiều NĐT đi "săn" đất nền diện tích lớn và đất phân lô lẻ để chốt lời trong 1-2 năm khi hạ tầng khu vực hoàn thiện.




Một số doanh nghiệp nắm bắt được tâm lý này đã "manh nha" dự án đất nền thổ cư và ghi nhận sức mua khá tốt ở giai đoạn này. Được biết, giá bán đất nền các dự án mới khu vực Nhà Bè dao động ở mức 22-24 triệu đồng/m2. Mức tăng trong vòng 1 năm tới có thể đạt 20-25% theo tính toán của các NĐT lâu năm.
Cả nhu cầu ở thực và đầu tư đang tìm kiếm cơ hội tại khu Nam
Ông Huỳnh Ngọc Châu, Tổng giám đốc Á Châu Land cho rằng, giá đất nền khu Nam sẽ tiếp tục tăng mạnh ở giai đoạn giáp Tết và trong năm 2019 khi có lợi thế rõ nét về giá khi chưa tăng đạt đỉnh như các khu vực khác.

Ngoài ra, hạ tầng đang được đầu tư mạnh mẽ theo chủ trương của TP và hoàn thành trong 2 năm tới là điểm mạnh để NĐT vào đón sóng. Theo ông Châu, rất nhiều NĐT tăng cường tìm đất khu Nam từ giai đoạn giữa năm 2018 khi các thông tin về hạ tầng "lộ dần".
Tuy nhiên, nhìn thực tế ở thị trường khu Nam ở giai đoạn này thì nhu cầu ở thực chiếm phần chênh hơn nhu cầu đầu tư. Do đó, một số NĐT đã chốt lời vào giai đoạn cuối năm khi nhu cầu ở thực tăng lên, còn phần đông tìm cơ hội trong trung hạn 1-2 năm tới.
Theo ông Châu, so với đầu năm 2018, giá BĐS khu Nam tăng trung bình khoảng 10-15%, là mức tăng ổn định nhất trong tất cả các khu vực. Ở giai đoạn tiếp theo, mức tăng này sẽ cao hơn trước bối cảnh nguồn cung đất nền ngày càng khan hiếm, trong khi hạ tầng hoàn chỉnh.

Nguồn : Hạ Vy

Thứ Hai, 24 tháng 12, 2018

Thị trường bất động sản Việt Nam trong năm 2019 có nhiều cơ hội và thách thức


Các chủ đầu tư sẽ còn phải đối mặt với thách thức liên quan tới quỹ đất và giá đất. Quỹ đất tại những khu vực phát triển nóng của Hà Nội và Tp.HCM không còn nhiều khiến giá đất, đặc biệt là đất khu vực trung tâm thành phố tăng mạnh. Do đó, để phát triển bền vững, các chủ đầu tư cần nguồn vốn lớn khi triển khai dự án.
Với thị trường bất động sản Việt Nam là tình trạng cung vượt cầu ở một vài phân khúc, một vài địa phương như bất động sản nghỉ dưỡng ở một số thị trường trọng điểm về du lịch hay phân khúc nhà ở cấp trung tại các thành phố lớn. Trong khi đó, thị trường lại thiếu nguồn cung của 1 số phân khúc khác như văn phòng cho thuê hạng A, đặc biệt là sự thiếu hụt văn phòng hạng A tại Tp.HCM hay nhà ở thu nhập thấp…




Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước có các chính sách về kiểm soát tín dụng vào bất động sản. Việc dòng vốn tín dụng bị hạn chế sẽ khiến doanh nghiệp bất động sản - lĩnh vực cần nguồn vốn lớn gặp khó khăn trong việc huy động vốn.
Người mua có nhu cầu thực hưởng lợi
Theo bà Dung khi một thị trường nhiều thách thức hơn thì người mua có nhu cầu thực sẽ được hưởng lợi. Bởi các chủ đầu tư buộc phải tạo nên nhiều điều khác biệt cho sản phẩm nhằm hút khách, họ cũng sẽ không có động thái tăng giá mạnh do sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường.
Đáng chú ý, đối với những người mua để ở trong phân khúc bình dân và phân khúc trung cấp sẽ không gặp vấn đề gì. Tuy nhiên, thách thức sẽ rơi vào nhóm nhà đầu tư cá nhân mua để cho thuê, đặc biệt ở phân khúc cao cấp. Bởi hiện tại thị trường đang có quá nhiều nguồn cung và rất nhiều nguồn cung trong số đó là để cho thuê, trong khi nguồn cầu không tăng mạnh. Với thực tế này, việc mua để cho thuê sẽ rất khó cho thuê được ngay và nếu cho thuê được thì mức lợi nhuận thu về sẽ không cao.


Bên cạnh những thách thức, chuyên gia kinh tế trưởng BIDV Cấn Văn Lực cũng chỉ ra những cơ hội lớn của bất động sản Việt Nam trong năm 2019. Theo ông Lực, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung sẽ khiến dòng vốn đầu tư dịch chuyển từ Trung Quốc sang các nước lân cận, trong đó có Việt Nam, đặc biệt là sự dịch chuyển của các nhà máy, công xưởng. Do đó, 2019 là năm các phân khúc như bất động sản khu công nghiệp, mặt bằng bán lẻ, bất động sản nhà ở thu nhập thấp... được dự báo sẽ phát triển mạnh mẽ hơn.
Ngoài ra, theo ông Lực, Chính phủ đang rất quyết tâm và đã trình Quốc hội Nghị quyết 19 về cải thiện phát triển môi trường kinh doanh nên đây cũng là cơ hội lớn của thị trường bất động sản Việt Nam trong năm 2019.

Nguồn : Thúy An

Thứ Bảy, 22 tháng 12, 2018

Các doanh nghiệp bất động sản đang săn lùn tìm quỹ đất


Các tập đoàn lớn như Novaland, Nam Long, Hưng Thịnh, Thủ Đức House, LDG Group, Phú Long… đều tuyên bố chiến lược năm 2019 sẽ ưu tiên săn quỹ đất đẹp để phát triển dự án ở các thị trường tỉnh quen thuộc như Long An, Đồng Nai, Bình Dương, Phan Thiết. Bên cạnh đó, các khu vực mới như Cần Thơ, Bà Rịa, Ninh Thuận, Phú Quốc, Cam Ranh, Đà Lạt và Quãng Ngãi… cũng được chú trọng khai phá.




Nhìn nhận về xu hướng dịch chuyển của doanh nghiệp năm 2019, ông Nguyễn Minh Khang - Tổng giám đốc LDG Group cho rằng, đây là dòng chảy không thể tránh khỏi của thị trường. Các chủ đầu tư và nhà phát triển BĐS buộc phải đánh bắt xa bờ khi mà quỹ đất Tp.HCM ngày càng hạn chế và giá ngày càng cao. Năm 2019 sẽ là năm bùng nổ phát triển BĐS ở các thị trường tỉnh, không chỉ là các khu vực quen thuộc mà ở cả những thị trường chưa được khai phá trước đó.
Với những doanh nghiệp phát triển dự án mới, xu hướng đổ về tỉnh là không thể tránh khỏi. Quỹ đất đẹp ở Đồng Nai, Long An, Bình Dương, Phan Thiết, Vũng Tàu gần như đã được thâu tóm, người đến sau sẽ phải chấp nhận khai phá thị trường mới.
Ngoài ra, quỹ đất khan hiếm cũng tác động mạnh đến xu hướng M&A bất động sản của các doanh nghiệp trong nước với khối ngoại. Lợi thế hiện nay là Việt Nam đang thu hút rất nhiều nhà đầu tư quốc tế, khối ngoại không tiếc tiền đổ vào các thị trường tiềm năng và doanh nghiệp uy tín. Tuy nhiên bài toán quỹ đất, vốn là lợi thế lớn nhất của khối nội cũng chính là khúc mắc lớn nhất trong hoạt động thu hút các thương vụ mua bán sáp nhập từ doanh nghiệp ngoại.

Nhờ lợi thế “sinh sau, nở muộn” của cơ sở hạ tầng, quy hoạch đô thị ở các vùng ven cũng sẽ hiện đại hơn, phát triển hơn cơ sở hạ tầng già cỗi và hạn hẹp ở các khu trung tâm. Dễ thấy là nếu như trước đây ở vùng ven chủ yếu phát triển đất nền và giao dịch đất nền, thì hiện nay đã có nhiều dự án chung cư, nhiều khu đô thị phát triển ở các khu vực vùng ven. Giá đất, giá căn hộ ở khu vực vùng ven lại rẻ hơn nhiều so với khu vực trung tâm, trong khi tiện ích không hề thua kém thậm chí còn tốt hơn như Long An, Bình Dương thu hút nhiều người mua nhất là những người có nhu cầu ở thật.
Thêm vào đó, Tp.HCM đã chính thức bỏ chính sách phải có hộ khẩu mới được làm việc ở bệnh viện, trường học trên địa bàn. Chính sách này tạo điều kiện rất thuận lợi cho người dân có thể mua đất ở Long An, Bình Dương, Đồng Nai mà vẫn có thể làm việc, học tập ở địa bàn thành phố. Các cơ quan quản lý Nhà nước ở các tỉnh cũng đang tạo nhiều điều kiện thuận lợi, nhiều ưu đãi nhằm kêu gọi và thu hút các chủ đầu tư góp phần tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp.

Nguồn : Phương Uyên

Bất động sản ven vùng hướng hẹn cuộc chiến khốc liệt năm 2019


Nhìn nhận về xu hướng dịch chuyển của doanh nghiệp năm 2019, ông Nguyễn Minh Khang - Tổng giám đốc LDG Group cho rằng, đây là dòng chảy không thể tránh khỏi của thị trường. Các chủ đầu tư và nhà phát triển BĐS buộc phải đánh bắt xa bờ khi mà quỹ đất Tp.HCM ngày càng hạn chế và giá ngày càng cao. Năm 2019 sẽ là năm bùng nổ phát triển BĐS ở các thị trường tỉnh, không chỉ là các khu vực quen thuộc mà ở cả những thị trường chưa được khai phá trước đó.




Ông Khang cho biết, hiện nay việc tìm kiếm quỹ đất vùng ven cũng không còn là chuyện dễ dàng, các doanh nghiệp đang phải “dẫm chân nhau” đi săn quỹ đất đẹp. Yếu tố quỹ đất đang tác động trực tiếp đến việc tìm kiếm nguồn vốn phát triển của doanh nghiệp. Xu hướng huy động vốn được xem là chủ chốt và ổn định nhất hiện nay, có thể thay thế cho vốn ngân hàng là huy động qua sàn chứng khoán. Tuy nhiên, muốn huy động qua kênh này thì doanh nghiệp cũng phải chứng thực năng lực thông qua hoạt động của các dự án, lượng quỹ đất.
Với những doanh nghiệp phát triển dự án mới, xu hướng đổ về tỉnh là không thể tránh khỏi. Quỹ đất đẹp ở Đồng Nai, Long An, Bình Dương, Phan Thiết, Vũng Tàu gần như đã được thâu tóm, người đến sau sẽ phải chấp nhận khai phá thị trường mới.
Ngoài ra, quỹ đất khan hiếm cũng tác động mạnh đến xu hướng M&A bất động sản của các doanh nghiệp trong nước với khối ngoại. Lợi thế hiện nay là Việt Nam đang thu hút rất nhiều nhà đầu tư quốc tế, khối ngoại không tiếc tiền đổ vào các thị trường tiềm năng và doanh nghiệp uy tín. Tuy nhiên bài toán quỹ đất, vốn là lợi thế lớn nhất của khối nội cũng chính là khúc mắc lớn nhất trong hoạt động thu hút các thương vụ mua bán sáp nhập từ doanh nghiệp ngoại.

Nhận định về thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp khi phát triển dự án ở vùng ven, bà Hà Thị Thục Uyên, giám đốc kinh doanh Công ty Công nghệ Bất động sản Rever cho rằng, khi đổ về vùng ven, doanh nghiệp có lợi thế là hưởng lợi lớn ở chính sách giãn dân của Tp.HCM. Với chính sách này, bất động sản vùng ven sẽ có sự trỗi dậy mạnh mẽ.
Nhờ lợi thế “sinh sau, nở muộn” của cơ sở hạ tầng, quy hoạch đô thị ở các vùng ven cũng sẽ hiện đại hơn, phát triển hơn cơ sở hạ tầng già cỗi và hạn hẹp ở các khu trung tâm. Dễ thấy là nếu như trước đây ở vùng ven chủ yếu phát triển đất nền và giao dịch đất nền, thì hiện nay đã có nhiều dự án chung cư, nhiều khu đô thị phát triển ở các khu vực vùng ven. Giá đất, giá căn hộ ở khu vực vùng ven lại rẻ hơn nhiều so với khu vực trung tâm, trong khi tiện ích không hề thua kém thậm chí còn tốt hơn như Long An, Bình Dương thu hút nhiều người mua nhất là những người có nhu cầu ở thật.

Nguồn : Phương Uyên

Thứ Sáu, 21 tháng 12, 2018

Dự đoán giá đất ở Bà Rịa – Vũng Tàu tăng lên khoản 20% năm 2019


Từ những phân tích trên, Sở Tài nguyên và Môi trường đề xuất phương án điều chỉnh tăng giá các loại đất trên địa bàn tỉnh (dự kiến mức tăng thấp nhất theo hệ số điều chỉnh giá đất năm 2018).
Cụ thể, đối với đất ở đô thị và khu vực nông thôn, hệ số điều chỉnh giá đất từ 1,2 đến 1,4 tùy theo vị trí từng địa phương (TP.Vũng Tàu hệ số 1,4; TP.Bà Rịa hệ số 1,4; TX.Phú Mỹ hệ số 1,3; các thị trấn của huyện Long Điền, Châu Đức hệ số 1,3; các thị trấn của huyện Xuyên Mộc, Đất Đỏ hệ số 1,25; huyện Côn Đảo hệ số 1,2).

Đối với đất nông nghiệp, điều chỉnh tăng giá đất nông nghiệp khu vực đô thị tăng từ 1,0 đến 1,9 lần so với giá đất nông nghiệp tại QĐ 65; điều chỉnh tăng giá đất nông nghiệp tại khu vực nông thôn tăng từ 1,2 đến 1,5 lần so với giá đất nông nghiệp tại QĐ 65. bảng giá đất làm muối (áp dụng toàn tỉnh) tăng 1,2 lần so với giá đất làm muối tại QĐ 65.
Tiêu chuẩn châu Âu, giá Việt Nam
Ghi nhận thực tế thị trường cho thấy từ đầu năm 2018 đến nay, giá đất trên địa bàn hầu hết các huyện, thành phố trong tỉnh, đặc biệt là khu vực trung tâm Bà Rịa, Tân Thành, Châu Đức... tăng mạnh. Lượng hồ sơ mua bán, giao dịch bất động sản tại các địa phương trên cũng tăng cao 20 - 30%, thậm chí lên đến 50% so với cuối năm 2017.
Đặc biệt với phân khúc đất nền, nhà phố tại một số dự án gần khu vực trung tâm thành phố Bà Rịa đang được giao dịch ở mức từ 35 - 40 triệu đồng/m2, tương đương khoảng từ 3,5 - 4 tỷ đồng/căn.





Tuy nhiên, theo giám đốc một sàn giao dịch bất động sản khu vực Bà Rịa - Vũng Tàu, có nhiều dự án đã hoàn thiện đầy đủ yếu tố pháp lý, được xây dựng tốt vẫn có giá bình dân. Đơn cử như dự án Khu dân cư cao cấp Moon Lake của chủ đầu tư là hai đơn vị Hưng Phúc Land và Phúc Gia Khang vẫn thu hút sự quan tâm khá lớn của khách hàng.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Giá đất có thể tăng 20% trong năm 2019
Khu dân cư Moon Lake kiến tạo không gian sống đẳng cấp tại trung tâm hành chính tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Đáng nói, đây là dự án hiếm hoi trong khu vực đã hoàn tất nghiệm thu hạ tầng, sắp ra sổ đỏ. Với quy mô 3,9 ha, Khu dân cư bao gồm 225 nhà phố được quy hoạch đồng bộ các loại hình nhà phố thương mại, biệt thự vườn và nhà phố liên kề được phép xây dựng 90%. Diện tích mỗi nền xây dựng biệt thự và nhà phố rộng từ 100 – 150m2.
Dù được xem là “hàng hiếm”, song Moon Lake Bà Rịa – Vũng Tàu lại có giá bán vô cùng “bình dân”, chỉ giao động từ 7 triệu đến 11,5 triệu/m2.
Như vậy, so với giá đất sẽ được UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu dự kiến điều chỉnh trong năm 2019 thì giá bán của dự án Khu dân cư cao cấp Moon Lake vô cùng hấp dẫn nhà đầu tư.

Nguồn : TTDN

Thứ Năm, 20 tháng 12, 2018

Khu vực phía tây bắc có hàng loạt dự án giao thông đã làm khu vực này bất động sản tăng nhanh


Lãnh đạo Sở Quy hoạch và Kiến trúc TP.HCM cũng cho biết thêm thời gian qua, TP.HCM đã đầu tư nhiều dự án đường hướng tâm như quốc lộ 22, đường Phan Văn Hớn, tỉnh lộ 9, tỉnh lộ 15, tỉnh lộ 22…
Việc đầu tư dự án này kết hợp với đầu tư các đoạn còn lại trên trục tỉnh lộ 8 được xác định sẽ góp phần hoàn tất trục tỉnh lộ 8 từ tỉnh Long An đến huyện Củ Chi đi tỉnh Bình Dương, qua đó tạo thành trục động lực phát triển của các địa phương nằm dọc theo tuyến.





Đặc biệt, một trong những dự án trọng điểm để tháo nút thắt cho cửa ngõ Tây Bắc đang được thi công gấp rút là nút giao thông An Sương (quận 12). Công trình này sẽ tạo thông thoáng cho trục đường huyết mạch từ TP.HCM đi các tỉnh miền đông, miền tây và ngược lại; cũng như từ trung tâm thành phố về huyện Củ Chi, Long An, Tây Ninh…
Chưa hết, mới đây Thủ tướng Chính phủ vừa đồng ý với kiến nghị của tỉnh Tây Ninh về việc sớm triển khai dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài. Việc này được kỳ vọng sẽ tạo cú hích cho khu vực cửa ngõ Tây Bắc của TP.HCM phát triển mạnh trong thời gian tới.
Dự án có điểm đầu tại giao cắt giữa đường Vành đai 3 với tỉnh lộ 15 của TP.HCM, điểm cuối tại quốc lộ 22 thuộc khu vực cửa khẩu Mộc Bài. Hướng tuyến của dự án phù hợp với quy hoạch chung của huyện Củ Chi TP.HCM và tỉnh Tây Ninh. Theo Ban quản lý công trình giao thông 7 (Bộ Giao thông Vận tải), đơn vị này đang trình cấp có thẩm quyền thiết kế cơ sở và cơ chế đặc thù khi triển khai đầu tư dự án. Dự kiến trong năm 2019 sẽ triển khai xây dựng giai đoạn 1.

Với cơ chế đặc thù và thực hiện chiến lược mở rộng các khu đô thị vệ tinh thì hiện nay TP.HCM đang dành cho khu Tây Bắc một nguồn lực đáng kể, đặc biệt chi hàng chục nghìn tỷ đồng để đầu tư mạng lưới giao thông kết nối với các quận trung tâm, sẽ giúp cho khu vực này sớm trở thành một Phú Mỹ Hưng trong tương lai như thành phố từng kỳ vọng", ông Châu cho biết thêm.
Tại cuộc họp kinh tế - xã hội TP.HCM 11 tháng năm 2018 vừa qua, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến, cho biết sau gần 10 năm quy hoạch chung của TP.HCM được Thủ tướng phê duyệt hiện nay TP.HCM đang xem xét kiến nghị Chính phủ điều chỉnh lại diện tích khu đô thị Tây Bắc cho phù hợp với thực tế, yêu cầu phát triển mới của TP.HCM.

Nguồn : Gia Khang

Thứ Năm, 13 tháng 12, 2018

Bất động sản đất nền khu vực Long Thành đang nổi bật nhờ cơ sở hạ tầng thuận lợi


 Hệ thống hạ tầng “tỷ đô”
Khi hoàn thành, hệ thống này kết hợp với nhau hình thành một đầu mối giao thông khổng lồ. Trong đó, sân bay quốc tế Long Thành là trung tâm trung chuyển hành khách, hàng hóa hàng đầu khu vực châu Á với công suất 100 triệu hành khách và 5 triệu tấn hàng hóa/năm.






Theo các chuyên gia, đây chính là lý do khiến thị trường bất động sản Long Thành luôn là địa chỉ hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư. Đặc biệt, thời điểm cuối năm này giới đầu tư đang lùng sục tìm mua đất với hai phân khúc chính là đất có diện tích lớn trong các khu dân cư và đất dự án có quy hoạch bài bản, pháp lý rõ ràng. Ghi nhận cho thấy hầu hết các khu vực của huyện Long Thành giá đất đã tăng từ 30 - 50% chỉ tính từ đầu năm 2018 đến nay.
Xu hướng tăng giá sẽ mạnh hơn
Khảo sát cho thấy các lô đất riêng lẻ nằm trên mặt tiền đường lớn ở khu vực trung tâm hành chính Long Thành đang ở mức trên dưới 50 – 70 triệu đồng/m2. Giá đất dự án đã hoàn thiện hạ tầng và pháp lý đầy đủ dao động từ 18-25 triệu đồng/m2 nhưng nguồn cung không nhiều.
Chính vì thế, nhiều nhà đầu tư có xu hướng lựa chọn các dự án mới triển khai giai đoạn đầu với kỳ vọng biên độ tăng giá sẽ lớn hơn. Có thể kể đến như Eco Town Long Thành, Central Mall Long Thành, Airlink City… Điểm chung của các dự án nói trên là đều nằm ngay trung tâm hành chính Long Thành, tập trung nhiều tiện ích như bệnh viện đa khoa, trung tâm văn hóa thể dục thể thao, trường học, sân golf, chợ, Vincom Plaza,… Ngoài ra, từ đây cũng dễ dàng tiếp cận hệ thống dịch vụ của Tp.HCM chỉ trong vòng 25 - 30 phút di chuyển.


Trong khi đó, anh Hoàng Khang (đến từ Biên Hòa) nhận định: “Cùng với sự ra đời của sân bay quốc tế Long Thành và một loạt công trình hạ tầng mang tầm cỡ quốc gia, triển vọng phát triển kinh tế của khu vực Long Thành là quá lớn. Do đó, đầu tư vào bất động sản Long Thành vừa an toàn vừa dễ sinh lời vì xu hướng tăng giá chắc chắn sẽ diễn ra mạnh hơn sau khi khởi công sân bay Long Thành”.
Nhận định về thị trường đất nền các tỉnh lân cận Tp.HCM trong thời gian tới, ông Lê Văn Hiếu, Giám đốc điều hành Asia Land, cho rằng đất nền luôn là phân khúc “nóng” nhất của thị trường vì tâm lý của người dân vẫn xem đây là tài sản quan trọng và tích lũy theo thời gian. “Xu thế ở nhà liền thổ luôn gắn chặt trong tâm trí người Việt. Do vậy, khi có tiền nhàn rỗi việc đầu tiên người dân nghĩ đến là tìm mua đất tích trữ. Chính vì thế những dự án đất nền có pháp lý rõ ràng, luôn tăng trưởng và có tính thanh khoản cao”, ông Hiếu cho biết.

Nguồn :  24h

Khu vực bất động sản ven sân bay Long Thành thu hút đầu tư làm giá mặt bằng thay đổi


Để có thể nhanh chóng hoàn thành các mục tiêu trên, thời gian qua tỉnh Đồng Nai và một số tỉnh, thành trong Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam (TP.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Bình Dương) đã liên tục làm việc cùng nhau để đưa ra phương án đầu tư hợp lý nhất cho các dự án giao thông liên kết vùng, đặc biệt là những tuyến cao tốc kết nối trực tiếp với sân bay Long Thành trong tương lai.






Tổng chiều dài của tuyến đường là 90km, trong đó xây dựng mới khoảng 73km, riêng đoạn Mỹ Phước - Tân Vạn dài hơn 16km đã được tỉnh Bình Dương đầu tư. Tổng số vốn khoảng 55.800 tỷ đồng, trong đó kinh phí giải phóng mặt bằng khoảng 5.630 tỷ đồng.
Mới đây nhất, Ban Quản lý dự án Thăng Long (thuộc Bộ GTVT) đã làm việc với UBND tỉnh và các địa phương về công tác giải phóng mặt bằng tuyến cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây.
Theo đó, tiến độ chung của dự án là đến tháng 5/2019 sẽ cắm cọc và bàn giao mốc mới cho địa phương để giải phóng mặt bằng, tháng 9/2019 tổ chức tuyển chọn nhà thầu, tháng 7/2020 khởi công dự án. Được biết, kinh phí đền bù của dự án ước tính trên 2 ngàn tỷ đồng, trong đó đoạn qua Đồng Nai chiếm hơn 1.420 tỷ đồng.
Đáng chú ý, Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam từ lâu cũng đang manh nha một dự án giao thông liên kết vùng "khủng" khác. Đó là dự án xây dựng tuyến đường sắt Tân Sơn Nhất – Long Thành, nằm trong quy hoạch mở rộng sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất.
Trong đó, theo UBND TP.HCM hiện việc kết nối giao thông từ TP.HCM đến sân bay Long Thành tương lai chủ yếu qua tuyến đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây có khả năng ùn tắc. Vì vậy cần nghiên cứu xây dựng sớm tuyến đường sắt nhẹ Tân Sơn Nhất – Long Thành.
Trong tương lai, tuyến đường sắt này sẽ trở thành một trong những điểm kết nối trọng điểm và xuyên suốt của toàn tuyến đường sắt Bắc – Nam. Hiện UBND TP.HCM đang làm việc cùng các tỉnh trong vùng để thực hiện điều chỉnh hướng tuyến phù hợp với các quy hoạch hiện hành.




Về những dự án giao thông ven vùng sân bay Long Thành, UBND tỉnh Đồng Nai cho biết đang thực thiện những thủ tục liên quan để triển khai đầu tư sớm nhất là trong quý 1/2019. Cụ thể là các tuyến đường: Cầu Mên; Bàu Cạn - Suối Trầu - Cẩm Đường và đường ấp 2, xã Suối Trầu.
Trong đó, tuyến đường Long Phước - Phước Thài dài 8,6km, điểm đầu dự án giao với hương lộ 12 Bà Ký và điểm cuối giao với quốc lộ 51. Tổng vốn đầu tư của tuyến đường này trên 528 tỷ đồng. Tuyến đường Phước Bình - Bàu Cạn - Cẩm Đường dài 22km, có điểm đầu dự án giao với đường ranh tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và điểm cuối dự án giao với hương lộ 10 và đường Vành đai 4. Tuyến đường này có tổng kinh phí đầu tư gần 410 tỷ đồng.

Nguồn : Nam Phong

Thứ Tư, 12 tháng 12, 2018

Nhà đấu tư đừng vì lòng tham tức thị mà bị lừa bán các dự án tràng lan


Đất nền được bán như mớ rau
Thủ tục mở khu dân cư không phải chuyện đơn giản nhưng Trần Quốc Luật (43 tuổi; nguyên Giám đốc Công ty Đầu tư phát triển Trần Quốc Luật) mở đến 4 khu dân cư tại thị xã Thuận An rất chóng vánh, "nhẹ nhàng". Mới đây, Công an tỉnh Bình Dương đã bắt giữ Luật và 3 đồng phạm đồng thời ra quyết định khởi tố về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".




Khi tìm đến một khu dân cư do Luật lập ra chúng tôi thấy có khoảng 50 nhà dân xây dựng trên đất trồng cây lâu năm, đa phần chưa được cấp sổ đỏ. Theo lời kể của bà Đinh Thị Tám, một hộ dân trong khu dân cư, trước đây bà thấy thông tin quảng cáo về khu dân cư mới mở ở phường An Phú nên tới xem. Thấy nhân viên công ty nói "dự án sắp bán hết, chỉ còn 2 lô", do sợ vuột mất cơ hội, bà Tám nhanh chóng mua một nền với giá 430 triệu đồng. Bên bán hứa sau 2 tháng nữa sẽ ra sổ đứng tên bà.
Tuy nhiên khi giao tiền và nhận nền, bà Tám động thổ làm móng thì xuất hiện một người tên Sơn đến ngăn cản, và nói đã mua nền đất này trước bà Tám. Dù còn đang tranh chấp, bà Tám vẫn tìm mọi cách đưa tiền cho công ty của Luật để chạy lên thổ cư. Sau 8 năm xây nhà, hiện bà Tám vẫn chưa được nhận sổ đỏ. Tình trạng này cũng diễn ra với nhiều hộ dân khác. Đỉnh điểm là khi một ngân hàng tới thông báo đây là khu dân cư của một đại gia mua từ công ty của Luật, các hộ dân vô cùng hoảng hốt. Theo đó, đại gia này đã mang sổ đỏ "cắm" ngân hàng để vay tiền và giờ không rõ tung tích.

Đại tá Nguyễn Văn Thắng, Trưởng Phòng Cảnh sát Kinh tế - Công an tỉnh Bình Dương, nói: "Nhiều người dân cực kỳ dễ dãi khi mua đất. Họ nộp cho chủ đầu tư vài trăm triệu, thậm chí vài tỉ đồng mà chẳng cần biết nguồn gốc xuất xứ, tính hợp pháp của dự án". Ông Thắng kể có một doanh nghiệp được phép mở dự án khu dân cư tại một khu vực. Ngay khi có thông tin, những kẻ lừa đảo đã nhảy vào mạo danh chủ đầu tư bằng cách đặt tên công ty na ná tên thật của dự án rồi rao bán các nền đất. Sau khi cho nhiều người "sập bẫy" chúng liền ôm tiền bỏ chạy. Lúc đó, những người mất tiền mới biết mình bị lừa.


Nguồn :  Người lao động

Khu vực nhà bè bất động sản thu hút nhà đầu tư


Ngoài hạ tầng đang được triển khai đồng loạt, khu Nam Tp.HCM còn đang được các ông lớn nhắm đến, đầu tư các dự án tầm cỡ, thay đổi diện mạo khu vực trong thời gian tới
Huyện Nhà Bè sở hữu hệ thống sông ngòi thuận lợi cho việc mở rộng mạng lưới giao thông đi khắp nơi, có điều kiện xây dựng cảng nước sâu đủ sức tiếp nhận tàu có trọng tải lớn cập cảng. Đó cũng là một lợi thế của khu vực này ngoài yếu tố hạ tầng
Theo ghi nhận, thời gian qua, cơn sốt đầu tư vào phía Nam khiến cho thị trường ở đây trở nên sôi động và kèm theo đó là mặt bằng giá không ngừng biến động chỉ trong 1 năm qua. Nếu như đầu năm 2017 giá nhà đất trung bình tại đây chỉ khoảng 8-10 triệu đồng/m2, thì đến nay mặt bằng giá đã tăng lên tới xấp xỉ 18 - 22 triệu đồng/m2 (tùy khu vực) thậm chí có dự án lên đến 25 triệu đồng/m2.


Sự sôi động của thị trường khu Nam kéo theo nhu cầu đầu cơ ở đây cũng tăng lên đáng kể, đặc biệt ở giai đoạn cuối năm. Chưa kể, những cú hích về hạ tầng giao thông trị giá hàng tỉ USD đã làm đòn bẩy cho khu Nam thời gian gần đây.
Giá đất biến động tăng
Những lô đất trên các trục đường chính của khu vực như Nguyễn Văn Tạo, Lê Văn Lương, Lê Thị Kỉnh, Phạm Thị Quy, Đào Sư Tích...có biến động tăng giá trong khoảng 1 năm qua. Theo ghi nhận của giới kinh doanh mức tăng dao động khoảng trên 20% so với năm ngoái, những lô có vị trí đẹp mặt tiền đường tăng khoảng 30%. Trong thời điểm đất nền Tp.HCM nóng sốt cục bộ, một số dự án đất nền tại Nhà Bè tăng từ 35-40%/năm.


Vào những dịp cuối tuần, nhiều nhà đầu tư, đầu cơ lại kéo về khu vực Nhà Bè tìm mua đất thổ cư, thị trường thứ cấp mua đi bán lại khá nhộn nhịp. Ngoài ra, khách nhu cầu ở thực cũng đang có xu hướng tìm kiếm các nền diện tích nhỏ, giá còn mềm để xây nhà dịp cuối năm. Chủ một số dự án khu vực này cho biết, tỉ lệ người mua ở thực chiếm khoảng 60%, trong khi giới đầu cơ có xu hướng mua gom nhiều nền đất một lúc để chờ thời.
Những lô đất có sổ, gần đường lớn, giá có thể tăng 30-35%/năm
Nếu so với khu Đông, giá đất nền khu Nam nói chung và Nhà Bè nói riêng còn khá mềm, bằng ½ giá đất khu Q.9, Q.2 ở hiện tại, đó là lý do nhiều NĐT có dòng vốn khiêm tốn tìm đến khu vực này để mua đi bán lại, chờ hạ tầng khu vực lên để kiếm lời.

Nguồn : Hạ Vy

Thứ Ba, 11 tháng 12, 2018

Bất động sản khu vực ven biển vũng tàu thu hút nhiều nhà đầu tư


du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu
Trong 6 tháng đầu năm 2018, toàn tỉnh đã đón và phục vụ khoảng 10.330.000 lượt khách
Mặc dù đã đạt được những con số vượt bậc nhưng ngành du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu vẫn còn bộc lộ nhiều mặt hạn chế, chưa phát triển xứng đáng với tiềm năng vốn có. Cụ thể, vẫn chưa tạo ra nhiều sản phẩm khác biệt, mang đậm thương hiệu quốc gia, chưa nâng tầm được giá trị sản phẩm trong khi giá ở các khâu dịch vụ đi kèm lại rất cao,…





Cần lắm những sản phẩm du lịch đặc sắc
Đứng trước những yêu cầu phát triển của thực tiễn, Bà Rịa – Vũng Tàu đã đề ra những định hướng chiến lược du lịch rõ ràng. Trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh BR - VT lần thứ VI nhiệm kỳ 2015 – 2020 cũng đã xác định du lịch sẽ là ngành mũi nhọn của tỉnh nên đã đề ra nhiều giải pháp để phát triển. Để tạo điều kiện thuận lợi và thúc đẩy du lịch trong thời gian tới, hạ tầng giao thông cũng được tập trung nâng cấp và xây dựng như: tuyến đường bộ Quốc lộ 51, cao tốc TP. HCM - Dầu Giây - Long Thành , Quốc lộ 55, cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu,...

Đồng thời, UBND tỉnh cũng đã kêu gọi đầu tư từ các tập đoàn lớn, có năng lực và kinh nghiệm trong việc phát triển dự án du lịch tầm cỡ quốc tế. Trước những chính sách ưu đãi cùng tiềm lực tài nguyên mạnh mẽ, thời gian gần đây tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã chứng kiến một cuộc đổ bộ hùng hậu của những tập đoàn lớn như: Korea Infrastructure Company Limited (Hàn Quốc), Hưng Thịnh Corp, Novaland, “Chúa đảo” Tuần Châu, Vingroup,..  Kéo theo đó là sự xuất hiện của nhiều dự án lớn như Khu tổ hợp du lịch Núi Dinh (2.400ha), Vườn thú hoang dã Safari (hơn 600ha) hay Khu dân cư gần cổng chào Bà Rịa với quy mô 37.236,6m2 sắp công bố vào đầu năm 2019;...
Theo đánh giá của các chuyên gia, bắt đầu từ câu chuyện định hướng phát triển du lịch và sự đột phá về hạ tầng, Bà Rịa – Vũng Tàu đã tạo nên sức hút hấp dẫn đối với các nhà đầu tư lẫn khách du lịch. Đặc biệt trong thời gian tới, khi TP. Bà Rịa được nâng cấp thành đô thị loại 1 sẽ tạo nên một "làn sóng" đầu tư cực lớn. Chính vì thế, để đón đầu thời cơ, nhiều nhà đầu tư đã tìm đến với đất nền đô thị tại Bà Rịa - Vũng Tàu.

Nguồn :  Trí thức trẻ

Thứ Hai, 10 tháng 12, 2018

Các doanh nghiệp bất động sản đang chuyển hướng đầu tư về các tỉnh


Tìm đất lập dự án
Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản (BĐS) TP HCM (Horea), từ đầu năm đến nay, lượng dự án tung ra thị trường TP HCM giảm hơn 60% so với năm ngoái. Đặc biệt, nhiều dự án đang trì trệ bởi nhiều lý do. Chính vì vậy, các DN phải chuyển hướng ra địa phương khác để duy trì hoạt động.

Liên tục đi các tỉnh "săn" đất để triển khai dự án trong thời gian gần đây, tổng giám đốc một công ty BĐS quy mô nhỏ, đang triển khai một dự án phân lô, bán nền ở huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai tỏ ra tiếc nuối vì đã chậm chân hơn các DN lớn. "Do tiềm lực tài chính hạn chế nên công ty chỉ có thể tìm những khu đất không được rộng và đẹp ở Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An… như các DN đàn anh. Tuy nhiên, dù muộn cũng phải làm bởi TP HCM đang khan hiếm quỹ đất, dự án" - tổng giám đốc này thổ lộ.
Hiện các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Long An… đang nóng về việc sang nhượng đất triển khai dự án. Những dự án lớn đang triển khai ở khu vực này như Biên Hòa New City, Swan City, Đông Sài Gòn, Nhơn Trạch City, khu đô thị chuyên gia Victory Long Thành…




Nóng không thua Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu cũng đang thu hút nhiều đại gia BĐS nhờ lợi thế là tỉnh giáp biển. Hiện hàng loạt DN lớn đang đổ vốn vào đây để triển khai dự án khi được chấp thuận cho phép xây dựng sân bay Lộc An trên diện tích dự kiến 244,33 ha, kinh phí đầu tư khoảng 4.250 tỉ đồng. Bên cạnh đó, tỉnh cũng cho phép xây dựng dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng và giải trí phức hợp Hồ Tràm có kinh doanh casino với diện tích 164 ha tại huyện Xuyên Mộc.
Đại diện Công ty Hưng Thịnh cho biết vừa mua lại 4 dự án có quy mô khá lớn ngay trung tâm TP Vũng Tàu, dự kiến sẽ triển khai dự án trong thời gian tới. Hay như Công ty BĐS Danh Khôi cũng đã nhanh chân "thâu tóm" thành công dự án gần 10 ha ngay trung tâm TP Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với tên gọi Barya Citi. Tập đoàn Novaland cũng tham gia đầu tư vào Bà Rịa - Vũng Tàu với dự án Palm Beach Vũng Tàu...
Tại Long An, DN cũng đang rầm rộ sang nhượng, đầu tư nhiều dự án lớn. Trong đó phải kể đến các đại gia như Vạn Thịnh Phát, Him Lam, T&T Group, Nam Long (dự án Waterpoit), Công ty SeaHoldings (dự án Lago Centro)…
Nguồn :  Sơn Nhung

Bất động sản khu vực đất ven sài gòn có nhiều tiềm năng sinh lời cao


Tại TPHCM, với lượng dân cư tăng qua mỗi năm, việc mở rộng đô thị được các nhà chức trách tính đến. Cùng với việc xây dựng các đô thị vệ tinh là hệ thống cơ sở hạ tầng, đường sá, công trình dân sinh được đầu tư triển khai đồng bộ. Đất khu vực vùng ven cũng theo đó mà tăng giá trị.
Theo đánh giá của một số sàn địa ốc, thị trường đất nền quận 9, Thủ Đức hay khu vực huyện Nhà Bè, Cần Giờ có dấu hiệu chững lại thì đất khu vực Củ Chi đang có những chuyển biến mạnh mẽ. Đây là khu vực được đánh giá có nhiều tiềm năng phát triển bởi vị trí nằm tiếp giáp nhiều vùng kinh tế trọng điểm như thành phố Thủ Dầu Một (Bình Dương), huyện Hóc Môn, quận 12...





Là một trong những đơn vị bán đất nền khu vực Củ Chi, Công ty Viet Nam House cho biết, khu dân cư Kim Phong vừa mở bán cũng đang thu hút lượng lớn khách hàng quan tâm.
Dự án có quy mô hơn 10.000m2 nằm ngay mặt tiền đường Võ Văn Bích, xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi, TP HCM. Khu dân cư Kim Phong dễ dàng kết nối với trung tâm thành phố, cách sân bay Tân Sơn Nhất 30 phút. Cư dân thuận tiện đến Lotte, Coop Mart và Metro trong thời gian gần 15 phút chạy xe...
Theo quy hoạch, khu vực này cũng sẽ có nhiều tuyến giao thông mới sẽ hoàn thiện thời gian tới. Điển hình như đường Vành đai 3 đi qua xã Bình Mỹ với lộ giới 60m sắp triển khai, đáp ứng nhu cầu gia tăng dân số, đi lại của khu vực và kết nối với trung tâm TP HCM.
Khu dân cư Kim Phong có pháp lý đầy đủ nên được nhiều khách hàng quan tâm.
Vị trí các khu đất đã có sổ riêng của khu dân cư Kim Phong
Điều không thể không nhắc đến khi đầu tư bất động sản đó là về giá trị và vấn đề pháp lý của bất động sản khi quyết định đầu tư đất nền. Viet Nam House khẳng định, khu dân cư Kim Phong là đất thổ cư, có sổ hồng riêng. Điều này giúp người mua an tâm, tránh những rủi ro khi đầu tư.


Bên cạnh đó, giá đất tại khu vực vẫn còn đang trong biên độ tạo được sức hút. Hiện khu dân cư Kim Phong có tổng số 87 nền đất, diện tích đa dạng từ 80-100m2, giá bán hiện tại chỉ 17 triệu đồng một m2. Do vậy, sản phẩm khá phù hợp với những khách hàng muốn an cư hoặc ưa thích đầu tư đất nền vùng ven.

Nguồn : Thanh Thư

Thứ Ba, 4 tháng 12, 2018

Với lợi thế lớn về hạ tầng và giá khá mềm, đất nền quận 12 còn nhiều


Hiện UBND quận 12 đang đang kiến nghị UBND TP đầu tư phát triển các công trình trọng điểm làm cơ sở thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương như dự án đường Vườn Lài - cầu Vàm Thuật, đường Song hành Hà Huy Giáp, đường Vòng cung Tây Bắc, tuyến Metro số 2, đường trên cao số 5… Đồng thời, đề xuất điều chỉnh tổng thể quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 khu vực phía Đông của quận (gồm các phường Thới An, Thạnh Lộc, Thạnh Xuân, An Phú Đông) cũng đã được UBND TP chấp thuận.



Theo ông Nguyễn Hoàng Tuấn, Tổng giám đốc Công ty CP Yeshouse, thông tin Tp.HCM tập trung phát triển khu Tây Bắc đã kích hoạt bất động sản khu vực này trỗi dậy, đặc biệt ở phân khúc đất nền phân lô. Thời điểm cuối năm 2018 đến đầu 2019, bất động sản khu Tây Bắc sẽ còn tăng trưởng mạnh. Giao dịch đất nền khu vực quận 12 hiện bán tốt nhất và người mua chủ yếu là nhà đầu tư. Những sản phẩm phân lô bán nền chào giá sơ cấp rất được nhà đầu tư ưa chuộng, có những nhà đầu tư ôm một lúc 4-5 nền, chờ thời điểm chốt lời.
Trong bối cảnh quỹ đất Tp.HCM đang dần cạn kiệt, doanh nghiệp nào có nguồn cung đất nền ra hàng thời điểm này sẽ nhanh chóng ghi nhận giao dịch tốt. “Nằm trong xu hướng chung của thị trường, với nhịp độ mua bán bất động sản có chiều hướng tăng nhanh, dự kiến quỹ đất trống trong khu vực cũng sẽ cạn dần, do đó cơ hội ở thời điểm này thuộc về những nhà đầu tư nhanh và nhạy”, ông Tuấn khẳng định.



Tương tự, bà Dương Thùy Dung, Giám đốc cấp cao CBRE cũng cho rằng, theo quy hoạch, Tp.HCM sẽ là khu đô thị hạt nhân trung tâm vùng, kết nối giữa các quận, huyện, thành phố với các huyện của tỉnh Long An như Hậu Nghĩa, Đức Hòa… Các khu đô thị này sẽ phát triển theo hướng đô thị sinh thái, kết hợp công nghiệp nhẹ và nông nghiệp đô thị nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ cảnh quan sinh thái và thoát lũ cho tiểu vùng đô thị trung tâm. Chính sức bật hạ tầng khu vực đã thúc đẩy thị trường bất động sản khu Tây Bắc Tp.HCM phát triển rõ nét. Ngay ở thời điểm hiện tại, hoạt động đầu tư đón sóng hạ tầng vẫn âm thầm diễn ra trên thị trường. Trong đó, cá biệt có một số dự án chỉ mới chào hàng thời gian ngắn đã hết sản phẩm, giá thứ cấp ghi nhận tăng thêm 10-15% so với 1-2 tháng trước.

Nguồn : Phương Uyên

Thứ Tư, 28 tháng 11, 2018

Lên đô thị loại 3, Tân Uyên vào tầm ngắm của các nhà đầu tư



 Hiện nay đa số người Việt vẫn thích sở hữu đất nền bởi mức độ tăng giá theo thời gian rất lớn. Ngay cả khi thị trường bất động sản sụt giảm, đất nền vẫn ít khi xuống giá hoặc không đáng kể. Hơn nữa, sở hữu đất nền có thể chủ động thời gian xây dựng nhà ở hoặc sang tay cũng dễ dàng.
Thực thế cho thấy, nhiều khu vực giáp ranh Tp.HCM như Bình Dương, Đồng Nai vài năm gần đây phân khúc đất nền luôn giao dịch sôi động. Không ít dự án tiêu thụ thành công 90-100% sản phẩm trong thời gian ngắn như Mega City, Mega City 2, Golden Center City, Golden Center City 2, Paradise Riverside…


Phối cảnh một góc dự án New Times City tại khu vực trung tâm thị xã Tân Uyên
Riêng tại thị trường Bình Dương, ngoài khu vực thị xã Bến Cát, dòng vốn đầu tư bất động sản đang có xu hướng chảy mạnh vào thị xã Tân Uyên. Đây là hai thị xã vừa được nâng cấp lên đô thị loại 3 và đã đạt được nhiều thành tựu lớn về phát triển kinh tế - xã hội, thu hút đầu tư trong thời gian vừa qua. 
Đặc biệt, thị xã Tân Uyên với vị trí chiến lược trên tuyến hành lang kinh tế Tây Nguyên – Đông Nam Bộ đang có sự chuyển mình nhanh chóng. Tính đến nay, Tân Uyên đang có năm khu công nghiệp lớn là Nam Tân Uyên, Tân Uyên, Tân Hiệp, Uyên Hưng và Phú Chánh với tổng diện tích 1.900ha, thu hút được 3,6 tỷ USD vốn FDI. Sắp tới, khu công nghiệp VSIP 3 với diện tích 1.000ha, tổng vốn đầu tư 284,7 triệu USD, cũng sẽ được xây dựng tại đây.


Đáng chú ý, trong cơ cấu kinh tế của Tân Uyên, tỷ trọng công nghiệp chiếm đến 70,8%, thương mại - dịch vụ chiếm 27%. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân mỗi năm trên 12%, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng trên 18%/năm.
Sắp tới, Tân Uyên sẽ được đẩy mạnh đầu tư phát triển hạ tầng, thương mại – dịch vụ và hệ thống tiện ích với mục tiêu trở thành đô thị loại 2 vào năm 2020. Nổi bật là tuyến cao tốc Tp.HCM - Lộc An và tuyến metro Dĩ An - Uyên Hưng... để gia tăng liên kết vùng. Đây chính là điểm tựa giúp thị xã Tân Uyên được dự báo sẽ trở thành “điểm hẹn” mới của giới kinh doanh bất động sản trong thời gian tới.
Thực ra, với sự phát triển năng động và nỗ lực thu hút đầu tư, thị xã Tân Uyên đã được các nhà đầu tư bất động sản quan tâm từ vài năm qua. Mối quan tâm này lớn hơn kể từ khi Tân Uyên được công nhận là đô thị loại 3. Nhiều dự án đất nền mở bán gần đây đều ghi nhận tiến độ giao dịch rất tốt.

Nguồn : Báo Tuổi trẻ

Thứ Sáu, 16 tháng 11, 2018

Những nghịch lý khi mọi người đua nhau mua đất nghĩa trang


Mua sỉ mới bán
Xuôi theo đường cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây và Quốc lộ 51 khoảng 35 km, chúng tôi tìm đến dự án Nghĩa trang công viên Sala Garden (xã Tân Biên, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai) vào đầu tháng 11. Theo quảng cáo, dự án này có quy mô 50 ha, vị trí đắc địa, đầy đủ tiện ích và dịch vụ của một hoa viên nghĩa trang cao cấp hàng đầu tại Việt Nam như: nhà tang lễ, tịnh xá, đền trình, quảng trường trung tâm, đồi tự tại, hồ tịnh tâm, hồ cân bằng, khu công viên, nhà xưởng sản xuất… Có hệ thống ngầm theo công nghệ mới của châu Âu, giúp nghĩa trang sinh thái luôn có mùi thơm cây cỏ.




Tại đây, phóng viên ghi nhận cơ sở hạ tầng của dự án đã hoàn thiện khoảng 50%, hằng ngày có khoảng 100 công nhân thi công các hạng mục cảnh quan, xây dựng huyệt mộ… được bố trí theo 8 khu vực, bao gồm khu mộ đơn, mộ đôi, mộ gia đình - gia tộc... Trong đó, khu mộ đơn M3, M4, M5, M6 được bố trí ở địa thế cao nhất, có thể nhìn được toàn cảnh dự án và đã xây dựng xong hàng ngàn huyệt mộ nhưng chưa được chôn cất.
Chủ đầu tư làm môi giới
Trong khi đó, những người còn lại có tâm lý e ngại việc mua đi bán lại phần mộ là kinh doanh đất dành cho người đã chết nên rất khó bán lại cho các nhà đầu tư khác. Vì vậy, họ chưa dám bỏ vốn vào.
Đề cập đến rủi ro chôn vốn sau khi mua phần mộ, nhân viên dự án Sala Garden cho biết với vai trò môi giới, công ty luôn hỗ trợ đầu ra cho nhà đầu tư. Theo đó, hàng chục đại lý nhà đất trên toàn quốc đã kết nối bán hàng cho chủ đầu tư. Ngoài ra, công ty còn triển khai bán phần mộ online nhằm tăng thêm tính thanh khoản cho khách hàng. Giao dịch giữa bên bán và bên mua được thực hiện thông qua hợp đồng chuyển nhượng góp vốn có xác nhận của chủ đầu tư. Phí môi giới mà khách hàng trả cho chủ đầu tư 7,5% cho mỗi lần chuyển nhượng.

Theo tìm hiểu của phóng viên, hiện nay, hầu hết các dự án nghĩa trang công viên đều là các quần thể kiến trúc đậm nét văn hóa..., mỗi dự án có diện tích khoảng 40 ha đến 200 ha, đã được nhà nước giao đất vô thời hạn cho chủ đầu tư, thiết kế, xây dựng bài bản, bảo đảm các yêu cầu về mỹ quan, môi trường... Tuy nhiên, thực tế hầu hết các chủ đầu tư chỉ bỏ vốn xây dựng cơ sở hạ tầng cơ bản rồi phân lô bán phần mộ để huy động vốn làm tiếp dự án. Chủ đầu tư sau đó cũng đứng ra làm môi giới tìm khách hàng bán lại những phần mộ của người mua trước để hưởng hoa hồng.

Nguồn :  Thy Thơ

Từ đầu năm đến nay giá đất ở củ chi liên tục biến động


Đất nền Củ Chi
 Sau một thời gian nóng sốt, đất Củ Chi hiện đã hạ nhiệt
Tuy nhiên, sau gần 2 tháng lên "cơn sốt", đất nền Củ Chi đã hạ nhiệt nhưng giá không giảm mạnh mà đi ngang. Hiện tại, đất nền Củ Chi đã thiết lập mặt bằng giá mới.
Theo khảo sát từ dữ liệu tin rao của Batdongsan.com.vn, từ đầu năm 2018 đến nay, giá đất Củ Chi liên tục biến động, thời điểm đất sốt rất nhiều nhà đầu tư bất động sản lũ lượt tìm đến đây mua đất đầu tư lướt sóng, giá đất khu vực vì thế cũng tăng mạnh khoảng 20% - 40% so với năm 2017.




Cụ thể, trong 3 tháng đầu năm, giá rao bán đất tại Củ Chi dao động trung bình ở mức 4-5,5 triệu đồng/m2 tùy vị trí. Sang đến tháng 4, 5 (thời điểm sốt đất) giá tăng vọt lên mức 7-13 triệu đồng/m2. Tuy nhiên từ tháng 6 đến tháng 8, giá đất giảm nhẹ trung bình ở mức 6-10 triệu đồng/m2. Sang đến tháng 9-10, giá đất ổn định ở mức 7,5-8 triệu đồng/m2. So với đầu năm, giá nhà đất Củ Chi đã tăng 44%.
Đơn cử, thời điểm tháng 1/2018, đất trên tuyến đường Võ Văn Bích có giá rao bán trung bình 3,7 triệu đồng/m2; đến tháng 4 giá đã tăng lên 11,8 triệu đồng, tháng 5 là 13 triệu đồng và hiện tại giữ ở mức 11-12 triệu đồng/m2.
Đường Hà Duy Phiên, giá đất tăng từ 6,3 triệu đồng/m2 lên 10 -11 triệu đồng/m2. Một lô đất 700m2 ngay đầu dự án Lucky Garden trên đường Hà Duy Phiên hiện đang rao bán giá 8,4 tỷ, tương đương 12 triệu đồng/m2, tăng 4 triệu đồng so với đầu năm.
Tại thị trấn Củ Chi, một nền đất có diện tích khoảng 80m2, 1 mặt tiền hiện có giá khoảng 500-600 triệu đồng, tương đương 6-7,5 triệu đồng/m2; còn đối với lô 2 mặt tiền, diện tích lớn hơn thì giá từ 800-900 triệu đồng, tương đương 10-11 triệu đồng/m2. So với đầu năm trước, mức giá hiện tại đã tăng khoảng 30-40%.
Đặc biệt, tuyến đường Trần Văn Chẩm (xã Phước An), đường Nhuận Đức (xã Nhuận Đức), ghi nhận mức tăng giá khá mạnh trong quý III/2018, lần lượt là 8,45 triệu đồng/m2, tăng 97% và 8,01 triệu đồng/m2, tăng 94% so với hồi tháng 8.

Các "điểm nóng" như xã Trung An, Phú Hòa Đông, Tân Phú Trung,… hiện đã giảm nhiệt cả về giá và giao dịch. Hiện tại, giá đất tại xã Trung An ghi nhận mức trung bình 11-12 triệu đồng/m2; tại xã Phú Hòa Đông khoảng 9-10 triệu đồng/m2. Tình trạng các nhà đầu tư đổ xô về đây săn đất đã giảm hẳn.
Tại buổi công bố Báo cáo Thị trường Bất động sản nhà ở Tp.HCM quý III/2018 mới đây, ông Nguyễn Hoàng, Giám đốc Bộ phận Nghiên cứu và Phát triển thị trường CTCP DKRA Việt Nam cho biết, khu vực phía Tây Bắc Tp.HCM tiếp tục dẫn đầu về nguồn cung khi chiếm 58% tổng cung toàn thị trường, trong đó riêng Củ Chi đã chiếm gần 450 nền. Về tỷ lệ tiêu thụ, Củ Chi đã chiếm 57% trên toàn thị trường. Điều này cho thấy Củ Chi đang là thị trường khá hấp dẫn tại khu Tây Bắc.

Nguồn : Hà Nhung